Không khí ô nhiễm, khói bụi xe cộ, suy thoái môi trường và các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể ngày càng suy yếu. Một khi hệ miễn dịch không còn hoạt động tốt, chúng ta phải đối mặt nguy cơ mắc bệnh cao hơn cũng như thời gian hồi phục lâu hơn.
Vai trò của hệ miễn dịch là gì?
Nội Dung Bài Viết
Chúng ta có thể hình dung hệ miễn dịch là một mạng lưới tế bào vô cùng phức tạp. Các tế bào này có mối liên kết chặt chẽ với nhau, tạo ra lớp bảo vệ mạnh mẽ, ngăn cản các tác nhân xấu như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, hệ thống này sẽ giữ cho các cơ quan chức năng hoạt động bình ổn, đúng vai trò của mình, ngăn ngừa rối loạn tế bào một cách hiệu quả.
Xem Thêm Các Bài Viết:
Saffron Giúp Da Mịn Màng Se Khít Lỗ Chân Lông
Phòng và Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Không Dùng Thuốc
Saffron Giúp Giảm Thâm Quầng Dưới Mắt Hiệu Quả
Hệ miễn dịch vô cùng quan trọng với cơ thể
Sở dĩ hệ miễn dịch có khả năng chống lại tác nhân xấu đến từ bên ngoài bởi cơ chế hoạt động của nó là sẽ tiết ra kháng thể, diệt các mầm mống nguy hại. Hệ miễn dịch được chia làm 2 loại chuyên biệt: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thích nghi. Trong đó:
- Miễn dịch tự nhiên được hình thành từ khi một em bé chào đời, và sẽ được thừa hưởng tử chính bố mẹ. Miễn dịch này vốn là các cơ chế đề kháng tồn tại sẵn trong cơ thể một cá nhân bất kỳ, sẽ phản ứng nhanh chóng nếu có vi sinh vật xâm nhập. Hệ miễn dịch tự nhiên bao gồm các dạng như: các chất chống lại phản ứng viêm, protein trong máu, chất kháng khuẩn,…
- Miễn dịch thích nghi chỉ xuất hiện khi tiếp xúc với vi sinh vật. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra các kháng thể chống lại tác động của vi khuẩn và cường độ sẽ tăng dần qua các lần tiếp xúc lặp đi lặp lại.
Nhờ có hệ miễn dịch (miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thích nghi) mà cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn trong các điều kiện thời tiết thay đổi, vết thương chóng lành, khả năng tự hồi phục tốt hơn. Chính vì vậy, vai trò của hệ miễn dịch là vô cùng quan trọng. Nếu chức năng này suy giảm, các kháng nguyên thấp dưới mức bình thường, cơ thể sẽ đối phó với nhiều biểu hiện bệnh lý.
Nguyên nhân dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm
Loại trừ khả năng suy giảm miễn dịch bẩm sinh liên quan đến các dòng tế bào (lympho T hoặc lympho B), chất lượng, khả năng hoạt động hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Chế độ ăn uống kém khoa học, ăn nhiều thức ăn nhóm đường hay đạm. Trong đó, thức ăn có nhiều đạm khiến cơ thể sản sinh hóc môn IGF1 – vốn là loại hóc môn cản trở hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời, nếu bạn ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm giảm năng lực chống vi khuẩn của bạch cầu trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nếu uống không đủ nước, hệ bài tiết sẽ làm việc kém hiệu quả, dẫn đến lượng độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể. Và điều này hoàn toàn không tốt cho hoạt động hệ miễn dịch.
- Bia, rượu và các loại thức uống có cồn sẽ làm cơ thể hấp thụ nhiều Acetaldehyde, khiến phản ứng giữa hệ miễn dịch với mầm bệnh suy giảm.
- Ngủ ít hoặc ngủ không sâu cũng là nguyên nhân khiến bạch cầu giảm sút, cơ thể giảm khả năng tự chữa lành thương tổn.
- Trường hợp Stress, cơ thể trong tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm hóc môn Cortisol sản sinh ra nhiều, khiến các tế bào đảm nhận nhiệm vụ chống nhiễm trùng suy giảm.
- Ngoài ra, cân nặng và ô nhiễm môi trường cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định của tế bào T – một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch.
Nhụy hoa nghệ tây- Bí quyết tăng cường miễn dịch hiệu quả
Để cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mọi điều kiện thời tiết bạn nên có một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Bữa ăn nên bổ sung rau xanh, các loại trái cây chứa nhiều Vitamin, hạn chế thức uống có cồn và gas sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Ngoài ra, sử dụng Saffron – nhụy hoa nghệ tây được xem là một phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.
Nhụy hoa nghệ tây sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả
Thành phần của Saffron chứa nhiều Vitamin nhóm B, nhóm C, nhóm A và đa dạng các loại khoáng chất như Đồng, Kali, Sắt, Kẽm,.. mang đến hiệu quả chống nhiễm trùng, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa hấp thụ độc tố từ thực phẩm sử dụng hàng ngày cũng như trong môi trường.
Trong nghệ tây còn chứa Flavonoid, là nhóm chất bảo vệ, chống oxy hóa cực hiệu quả. Sự có mặt của Flavonoid sẽ mang đến khả năng ngăn cản các tác nhân gây hại như vi khuẩn hay virus. Nhóm chất này còn tham gia vào sửa chữa các phản ứng của cơ thể trong việc chống lại các tác nhân xấu, mầm móng sinh ung thư. Sử dụng nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày còn mang đến hiệu quả làm chậm quá trình Peroxide hóa lipide, ức chế sản sinh gốc tự do, giúp giảm nguy cơ tai biến, lão hóa hoặc các chứng thoái hóa thường gặp.
Ngoài ra, hợp chất Crocetin của nhụy hoa nghệ tây sẽ tăng cường oxy hóa não, thúc đẩy sản sinh chất truyền dẫn thần kinh để ổn định tâm trạng, cải thiện Stress hay căng thẳng. Các hợp chất không bay hơi và thành phần dinh dưỡng khác sẽ kích thích tuần hoàn máu lưu thông nhịp nhàng, giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, ăn ngon ngủ được hơn.
Chứa nhiều hợp chất tốt lành, nhụy hoa nghệ tây không chỉ là Hoàng đế của các loại gia vị mà còn là bí quyết bổ sung năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, cải thiện hệ miễn dịch để tạo thành hàng rào bảo vệ chắc chắn cho cơ thể trước mọi tác động xấu đến từ môi trường.
Nhụy hoa nghệ tây còn tác dụng nào nữa không ạ. Đúng thật nhụy hoa nghệ tây có nhiều công dụng quá chuẩn nhỉ
Chứ tăng cường hệ miền dịch như thế này là quá hay, quá tốt rồi đó